Lời Nói Đầu

Cám Ơn Quý Vị Đã Ghé Thăm Trang Ca Dao Tục Ngữ Phú Yên

Ngô Sao Kim!

Image2

Trong hơn một thập niên chúng tôi đã đi nhiều nơi trong tỉnh Phú Yên, thu băng, ghi chép qua những buổi trà đàm với nhiều vị lão thành cũng như tham dự những ngày lễ hội,  chúng tôi đã hoàn thành được vài tập ca Dao và tục ngữ địa phương.

Chúng tôi giữ nguyên bản với nhiều phương ngữ mà có lẽ khó hiểu đối với những địa phương khác. Dĩ nhiên những góp nhặt nầy có thể khác với những bản mà quý vị đã thuộc hay biết vì ca dao tục ngữ luôn luôn thay đổi tùy địa phương và vốn văn hóa sẵn có.

Mong được quý vị chiếu cố và bổ sung để làm giàu thêm cho kho tàng văn học dân gian tỉnh nhà.

Ngô Sao Kim

Ca Dao Phú Yên bổ Túc

Ca Dao Phú Yên bổ Túc
 
Ăn cơm tao, mày khổng biết lo,
Chẳng thà tao cho chó ăn no giữ nhà.
Ăn mặn nói ngay, hơn ăn chay nói vạy.Ăn mì, bắp, khoai lang,
Chí dĩ gạo, tấm, mắm, đàng (đường), muối, rau…
* Hoặc: Xin mì, bắp, khoai lang,

Ăn nên đọi nói nên lời
Anh Ngữ: Dot your i’s and cross your t’s
Đi chợ phải thói ăn hàng,
Mua ba đồng mắm, chợ tan mới về.Đi chợ quen thói ăn hàng,
Không bánh thì trái, không đàng thì khoai.

Bọn chận bò ở tận Gò Môn,
Tai nghe hò lớ tới chôn cái đầu đày.

Ăn uống khoan thai là người thanh cao
Ăn uống nhồm nhoàn là người thô tục

Ăn uống nhồm nhoàm là phàm phu tục tử

Đũa con, đũa bếp có đôi,
Còn một cái vá mồ côi một mình.

Đưa đây nút áo em khâu
Đặng anh qua bển kẻo lâu nẫu chờ.
* Nẫu: Ngươi ta, Bọn họ

Đưa dâu bằng sõng, bằng ghe,
Chớ đưa bằng bè ướt áo bà mai…Đất Cù Du là nơi chiếu tốt
Lãnh nào đẹp bằng lãnh Ngân Sơn
Em đừng so sánh thiệt hơn,
Tình anh đây ví thử keo sơn nào bằng. Cù Du và Ngân Sơn ? Những địa danh thuộc huyện Tuy An, Phú Yên. Đất Hòa Đa đen mà sinh bông trắng,
Gái Tuy Hòa dang nắng cũng xinh.

Đầu con, đầu vợ,
Đứa lớn, đứa bé, đứa bế, đứa nằm,
Đứa lên một, đứa lên ba, đứa lên năm, đứa lên bảy.
Tao biểu mày quảy, mày không quảy,
Mày để tao quảy về cái đất Phú Ơn, (Phú Yên).
Nặng nề gánh vác giang sơn,
Đầu con, đầu vợ, cái đất Phú Ơn ta lại về.
Nhìn trông đỉnh núi tứ bề .
Cành mai chớm nở, ta về xứ ta!
* Hoặc: Đây con, đây vợ, Đặt địa bàn kim chạy tứ dăng
Em thương anh từ thuở còn trăng,
Bây giờ trăng lặn, trăng trằm còn sao…

Đặt ra biết cắt biết may,
Cắt ra cái áo có tay, có hò…

Đề Gi có núi Lạng Sơn
Có đầm Đạm Thủy nước dờn dợn xanh
Có thơ có rượu có tình
Có trăng có gió, có mình có ta
Đề Gi : Các Địa danh thuộc tỉnh Phú Yên Để anh nhẹ bước dời chân,
Đừng bày níu nẵn giữa sân nẫu cười.
* Nẫu: Người ta, Bọn họ Đỗi đường ở dưới lên đây,
Tôi không biết thứ, chị em bày tôi kêu!

Đỗi đàng lại gặp môn tiên,
Mấy đồng một khúm, ăn thêm no lòng…
* Môn tiên = Khoai sọ; Khúm: Đống nhỏ Đời xưa cho chí đời nay,
Những người nhướng mắt thì hay ngó trời

Đờn đứt dây tội lắm quớ trời,
Đói cơm ai đỡ, lỡ lời ai binh?

Đừng nghe lời thá đãi đưa,
Làm tuồng sớ lỡ, đổ thừa mẹ cha!

Đà bà cổ thấp ngang vai
Thương chồng thì ít, yêu trai lại nhiều

Phú YênĐãi người dùm đám mấy heo,
Đưa anh lên huyệt, có nghèo em cũng ưng…

Đàn bà chơi với đàn bà
Một đồng tiền giáng đục ra chuông kềnh

Đàn bà chưa nói đã cười
Lương duyên vất vả, cuộc đời truân chuyên

Đàn bà chân thẳng ống đồng
Khó con mà lại sát chồng, nguy nan

Đàn bà có mắt màu nâu
Tính cương nói thẳng chẳng cầu lụy ai

Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác
Đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư

Đàn bà không có âm mao
Chẳng tốn danh thể, cũng hao của tiền

Đàn bà lanh lãnh tiếng đồng
Một là sát chồng, hai là hại con

Đàn bà mặt mỏng, mồm cong
Điêu toa, mà lại còn không thiệt thà

Đàn bà tốt tóc thì sang
Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu

Đàn bà tóc tốt thì sang
Đà ông tóc tốt chỉ mang nặng đầu

Đàn bà tuổi mẹo là sang
Tuổi hợi càng sướng, mùi càng thảnh thơiĐàn bà vú lép, to hông
Đít teo bụng ỏng, cho không chẳng cầu

Đàn bà xương má nổi cao
Buồn chồng, phòng vắng biết bao nhiêu lần

Đàn bà yếu chân mềm tay
Làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm

Đàn ông gối dụm, chân chàn
Chẳng cô gái đẹp cũng nàng nết na

Đàn ông gân trán nổi cao
Tánh tình nóng nảy, dạt dào ái ân

Đàn ông ít tóc: an nhàn
Đàn bà ít tóc: dở dang duyên tình

Đàn ông không râu vô nghì
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con
* Dị Bản: Đàn ông không râu bất nghì

Đàn ông mà kém bộ râu
Văn chương cũng dở, công hầu đừng mongĐàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
* Hoặc: Đàn ông quan tắt thì sang

Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng, điếc tai xóm giềng

Người khôn con mắt dịu hiền
Người dại con mắt láo liên nhìn trời!

Đàn ông râu quặp vô cằm
Tham ăn với vợ, lằm bằm với con

Đàn ông trán dựng có tài
Đàn bà trán dựng lâu đài soi gương

Đàn ông tuổi tý thì tài,
Đàn bà tuổi tý thì hai đời chồng.

Đêm nằm nghĩ mẹ già nua,
Cơm ăn ba hột, lui cui tối ngày.

Đêm nằm tóc bỏ tả tơi,
Chíp miệng kêu trời, thương quá nậu thương
* Nậu: Người Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc?

Dốc nào ngược bằng dốc Xuân Đài
Đèo cao, dốc ngược đườ,ng dài
Anh còn qua được huống chi vài lạch sông
* Các Địa phương thuộc Tuy An, Tuy Hòa

Đi đứng hổng mạnh, ăn nhanh
Cuộc đời lên thác xuống gềnh nhiều phenĐi đứng khoan thai, chẳng ai sánh bằng

Đi đâu cà niểng đi hoài,
Cử nhơn chẳng đậu, tú tài cũng không.

Đôi gióng đứt trôn, bạn đừng nôn gánh nặng.
Thấy đò đầy thủng thẳng mà đi.
* Nôn = Lật đật, nôn nóng, vội vã

Đói rụng râu rầu rụng tóc
* Anh Ngữ: Care kill the cat
 
Đôi ta không mốt thì mai
Không mau thì chậm cũng có ngày gặp nhauĐôi ta mới ngộ tình thương
Dù ai đem nhiễu đổi lương cũng đừng…

Đôi ta như cá mành sơn,
Nằm trên bọt nước chờ cơn mưa rào.

Đôi ta thắt thể dây đàn,
Đứt thì lại nối, cũng hoàn như xưa.
* Hoặc: Đôi ta thắt thể dây đờn,

Đòn gánh gãy hai, ta còn tháp
Con gái lỡ thì như oáp đu cây.
* Oáp: Động vật thuộc họ ếch nhái, thường bám trên cây (Chàng hiu)
 
Đòn gánh khum chuốt cạnh chuồn chuồn,
Một trăm sợi chỉ cũng luồn lỗ kim.Đông về neo gạnh thuyền treo,
Không đi biển được, gác chèo thúng chai.

Ếch kêu mược ếch, tre dầm mược tre
Ếch kêu mặc ếch, tre dầm mặc tre
* Dị bản: Ếch kêu dưới vũng tre ngâm

Ổ qua xanh, ổ qua trắng,
Ổ qua mắc nắng, ổ qua đèo.
*Qua = Khổ qua Ở đời có bốn cái ngu
 
Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lảnh nợ, gác cu, cầm chầu (*)
* Làm mai hay bị oán, Gác cu :Canh bắt chim cu gáy
 
Ở trong tức nước nhảy ngoi
Ở ngoài ếch ngỡ là vui tìm vàoA Man núi ngất tầng cao
Ngó về chợ Giã nao nao cam tràng
Núi ngăn sao thấy được nàng
Nhớ ai mặt võ mày vàng nhớ ai
* Núi A Man thuộc xã An Thạch, Phú Yên. Đây là ngn núi cao nằm riêng rẽ bên bờ sông Cái, núi có nhiều khe dộ, nơi có chùa cổ Châu Lâm tự

Ai ơi liệu sức mà bê,
Chớ đừng cố mạng là đồ cả mô.Ai ơi về với Sông Hinh,
Đất màu lắm cá, lình xình làm chi?

Phú Yên
Ai ơi, đã quyết thì hành,
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.

Ai ơi, liệu sức mà bê
Chớ đừng cố mạng là đồ cả mô.

Ai cho mới chuộng, cũ dông,
Mà mới anh chuộng, cũ anh mong phỉnh phờ?

Ai làm điểu nọ xa mai,
Chàng xa thiếp cách lâm hồi ai cũng buồn.

Ai làm đó thảm đây sầu
Lao lư trong dạ như dầu ép non.

Ai làm lá rụng cành rơi,
Dĩa nghiêng, cá đổ rã rời đôi ta?

Ai làm loan phụng rẽ bầy,
Cho em đau khổ làm vầy trời ơi!

Ai làm mối nhợ xe lơi,
Hồng nam nhạn bắc, khổ hai nơi khó tìm.

Ai làm nậu ái, nậu ân,
Tóc không xe sao rối, ruột không dần sao đau?
* Nậu: Người

Ai làm nên đó xa đây

Nên con chèo bẻo xa cây măng vòi.

Ai làm nên nỗi chồng chê
Làm gạo quên sảy, quên giê, quên sàng.
Bởi anh lấp ló ngoài đàng,
Nên em quên sảy, quên sàng, quên giê.

Phú YênAi làm thiếp rã chàng rời
Em nắm dây tơ tạo, quớ ông trời em than!

Ai lên nhắn với nậu nguồn
Mít non gửi xuống, cá chuồn gởi lên.
* Nậu: Người

Ai mà thấy khó nẫu dong,
Anh đây thấy khó, anh mong (kết) đạo hằng.
* Nẫu: Người ta, Bọn họ
Ai về Bình Định mà coi,
Con gái Bình Định múa roi đi quyền.Ai về Bình Định thăm cha
Phú yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em.
* Có Bản khác: Anh về Bình Định thăm cha,

Ai về Bình định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền.
* Hoặc: Con gái Bình Ðịnh cầm roi dạy chồng
An Dương Vương mất cái nỏ thần
Cũng vì con gái phản bầm Mỵ Châu.An Dân, Xuân Thọ chia hai
Chỉ vì cái đỉnh Xuân Đài làm ranh
* Đèo Xuân Đài: Hay Đèo Gành Đỏ là ranh giới thiên nhiên của Xã An Dân, huyện Tuy An và Xuân Thọ Sông Cầu

Áng mây che ngọn Núi Sầm
Rủ nhau ta đến tìm trầm Phú Yên.
Núi cao còn có kiền kiền,
Giáng hương, gõ, trắc, khắp miền tiếng vang.Anh đưa hộp kiếng,
Em bỏ chữ tang tình,
Nay mai về trển mở ra nhìn thấy em.

Anh đừng có nói bá nhăng,
Em chưa gá nghĩa kim bằng nơi đâu.

Anh đừng ham nón thiếc quai thao,
Đừng ham áo tốt mà mau phụ phàng.
Áo đen em tra bộ nút vàng
Sao anh không nghĩ phận chàng ngày xưa
Hồi nào đi sớm về trưa
Hồi lạnh hồi lẽo em đưa miếng trầu
Bây giờ anh lại tham giàu
Ham nơi chín chục dãy ruộng
Ham bầu mười dây
Anh buồn có chốn giải khuây
Em buồn thất thể như giây buộc mình
* Bản Phú Yên chỉ có hai câu đầuAnh đừng lên xuống đêm hôm,

Tiếng thá gian đàm tiếu nam nồm cực em.
* Hoặc: Thế gian đàm tiếu nam nồm cực em.
 Anh đã cho em lắm nỗi tư lương,
Đêm nằm dật dựa ngậm sương kêu trời…
* Dị bản: Anh để em lắm nỗi tư lương, Đêm em nằm dật dựa ngậm sương kêu trời; (Dật dựa = Vật vờ) Phú Yên
 
Anh đi lưới quát, lưới mành
Lăng tiu bạc má để dành cho em.Anh đi lên xuống được gì đâu na?
Thôi thôi đừng nói nữa nà,
Được hay hổng được, chứng cớ mà còn đây.

Anh đi võng giá lá diềm
Ghẹo em, em ghẹo lại, chớ quan quyền mực (mặt) kệ anh
* Hoặc: Ghẹo em, em ghẹo lại, quan quyền mược anh!

Ánh bước chân lên Đèo Cả
Anh trông sang Vạn Giã,
Anh ngó lại Tu Bông,
Biết rằng cha mẹ đành không,
Anh chờ em đợi, uổng công hai đàng…
* Đèo Cả : Đèo dài 18KM, ranh giới tự nhiên giữa Phú Yên, Khánh Hòa
 
Anh bây giờ như con cuốc (nó) kêu tu hoa,
Nó lẻ đâu (đôi) nó lẻ bạn, ối chu cha là buồn!
* Mược: * Mược: Mặc kệ, không đếm xỉa tới Phú Yên
 
Anh cầm sào cho giỏi,
Anh bỏ ống dọi cho thông,
Chàng ơi, thuyền lướt giữa dòng,
Tố dông ai mược tố, đững có dông bỏ nàng.
* Đững: Đừng có như vậy Anh chê em xấu
 
Em lấy thấu chồng quan
Mai sau trát chạy về làng
Bắt anh gánh gạch lót đàng em đi…Anh chèo thuyền ra biển,
Anh câu con cá diễn ba gang,
Đem lên Hòn Gió thăm nàng (l)
Bệnh tình mau mạnh, kết đàng nghĩa nhân.
* Địa danh thuộc tỉnh Phú Yên.

Anh cho em một cặp áo dà,
Một cặp quần thay ống, hai giạ mà lang khô…Anh có thương thì thương cho chắc
Có dục dặc thì dục dặc cho luôn.

Anh có vợ chưa, phải thưa cho thiệt
Chớ em đây ở xa lầm lỡ tội nghiệp lắm nà.

Anh có vợ rồi, như mã có cương
Ngõ anh – anh đứng, đàng trường em đi.

Anh dìa em ở lại quạnh hiu,
Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu,
Không mai thì mốt xế chiều có anh.

Anh dìa mua gỗ Hoà Đa
Cất nhà xiên trính, tháng ba em dìa.

Anh dìa thắt rế kim cang,
Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư.

Anh hỏi em cột phướn ai trồng
Đá Bia ai dựng, Gành Rồng ai xây
– Cột phướn ông Tề Thiên trồng
Đá Bia trời dựng, Gành Rồng trời xây
* Núi Đá Bia: Núi Mẹ Bồng Con hay núi Vọng Phu, Trên đỉnh cao ở Đèo Cả; Gành Rồng một địa danh ở Tuy An, Phú Yên. Cột phướn: Cây nêu

Anh không nhớ khi têm trầu bằng cái lông nhím
Anh không nhớ khi ngồi bụi chim chim
Thò tay gút lá lại thêm khóc thầmAnh mà cha mẹ chẳng ưa
Thử cau cau bộng, thử dừa dừa non.
* Hoặc: Anh yêu cha mẹ chẳng ưa

Anh nghèo, chớ dòng họ anh đông
Mỗi người một đồng cũng cưới được em.
– Tưởng rằng tiền túi anh quăng ra,
Ai dè tiền góp, quá cha ăn mày.Anh nói mần sao cho vạc lẽ ra
Để em về đi chợ cho cha mẹ già nghỉ ngơi.

Anh ra dìa (về) em khổng dám cầm,
Hai tay áo chít ướt đầm như mưa.

Anh ra dìa không có gì đưa,
Giở trong bâu áo thấy thơ em đề.

Anh sầu làm chi lắm bệnh mần vầy
Để em đi tìm thầy hốt thuốc cho anh.

Anh thương em dưới dốc thương lên
Đá lăn mược đá, miễn thương bền thì thôi.
* Mược: Mặc kệ, không đếm xỉa tới

Anh về ở ngoải chi lâu,
Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng
Chàng xa thiếp cách, dậm chưn kêu trời
Vắn hơi kêu khổng tới trời
Nghĩa ra đằng nghĩa, duyên rời đằng duyên
* Bản Phú Yên chỉ có 2 câu đầu; Ngoải = Ngoài đó Khánh Hòa
 
Anh về Bình Định chi lâu
Bỏ em kéo sợi, hái dâu một mình
* Ngày xưa nước ta rất trọng nghề trồng dâu , nuôi tằm để kéo sợi, dệt lụa
 
Anh về làm rể dưới Đăng
Bỏ em kéo vải sáng trăng một mìnhAnh về trồng chuối bực bầu
Trái ăn, lá rọc, bỏ tàu bơ vơ.

Anh với em như cá trong đìa
Nhứt sanh, nhì tử, đừng lìa mới khôn.

Anh xa em tiếc hủy tiếc hoài,
Tiếc trong nhan sắc, tiếc ngoài khuê môn.

Anh xa em, xa phức cho rồi
Tỷ như món nợ trả rồi nhẹ lo!

Áo đen nẩu dị áo đen,
Phần tui áo rách, tôi nhấp nhem ra ngoài.
* Nẫu: Người ta, Bọn họ

Áo bà ba cái ngắn cái dài,
Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô.
* Áo bà ba: Áo ngắn, tay áo dài, tra nút giữa, cổ kiềng, nam nữ đều mặc được.
 
Áo rách còn bốn chéo đinh,
Sao anh không nghĩ chút tình em may?Bước chân lên Đèo Cả
Thấy mả ông Cao Biền
Có đôi chim hạc đang chuyền nhành mai
* Đèo Cả: Chia ranh phận Tuy Hòa và Khánh Hòa, dài 18KMKM; Theo truyền thuyết Cao Biền khi đi phá long mạch nớc Nam, đánh với thần Đá Bia và chết tại đây. Cao Biền có mộ giả nhiều nơi trong nước Nam. Mộ thật ở bên Tàu

Bước chân lên đèo Cả
Trông sang Vạn Giả
Ngó xuống Tu Bông
Biết rằng cha mẹ đành không
Anh chờ, em đợi uổng công hai đàng
* Đèo Cả: Chia ranh phận Tuy Hòa và Khánh Hòa, Phía Bắc của thắng cảnh Đại Lãnh, Khánh Hòa Phú Yên
 
Bước chân thình thịch, cúi đầu
Bôn ba đây đó, dãi dầu nắng mưaBướm ong chật rật chàng ràng,
Bông nào tươi nó đậu, bông nào tàn nó dông.

Bạn cũ ơi hiệp lại như xưa
Biết ông trời ổng nắng, ổng mưa bữa nào

Bạn chê ta không xứng làm thơ,
Bạn về xứ nẫu ngẩn ngơ nẫu cười.
* Nẫu: Người ta, Bọn họ
 
Bạn nghiêng tai nghe tiếng em chào
Vưng hay không, mược ý, đừng nói sao bạc tình?
* Mược: * Mược: Mặc kệ, không đếm xỉa tới
 
Bạn phỉnh ta ngặt đà quá ngặt,
Đêm thảm ngày sầu nước mắt nhỏ sa.Bầu non ong đút nó eo
Tuổi tui còn nhỏ, mỡ mèo gì đâu!
* Đút = Đốt

Bầu non, bí mới tượng hình,
Đôi ta mới ngộ, dứt tình sao nên?
* Ngộ = . Gặp bất thình lình. . – Tốt đẹp gây nhạc nhiên – Con nhỏ ngộ quá ta!
 
Bậu nói với qua bậu không lang chạ
Nay bắt được rồi đành dạ bậu chưa?
* Hoặc: Nay lộ ra rồi, đành dạ bậu chưa?; * Qua: Tiếng xưng ngôi thứ nhất giữa người lớn tuổi với người ít tuổi hoặc giữa đôi trai gái, (Qua thường đi chung với “bậu)
 
Bắp ra mấy lóng, bắp đóng răng chàn
Em hỏi anh mấy tuổi mà chàng ràng mấy nơi?Bẻ bông mà cắm lục bình )
Nẫu có xa mược nẫu, đôi đứa mình không xa.
* Nẫu: Người ta, Bọn họ; * Mược: * Mược: Mặc kệ, không đếm xỉa tới

Bẻ bông mà cắm lục bình,
Mùi thơm ai hửi, bắt mình chịu oan.Bệnh nặng chớ chạy lung tung
Đói bụng chớ vội ăn vung ăn vài (hihihi)

Bỏ trốn ống chỉ Đồng Nai
Nợ đòi không được, họ chửi dài họ nghe.

Bốn phía thềm anh xây đá ong,
Nền nhà dện sỏi thì xong đàng hoàng…

Bổn phận em nghèo than trước anh hay,
Anh nghe em đã tỏ bày,
Lâm vô chồng vợ đững có day giàu nghèo.

Bụng đói, đầu gối phải bò
Cái chân phái chạy, cái giò phải đi.
* Anh Ngữ: A drowning man will, catches at a straw

Bụng bí rợ ở đợ mà ănBữa nay đà treo yết bảng đề,
Ai học hay đậu Trạng, ai rớt về học thêm.

Bà con cô bác sum vầy,
Còn một lễ cưới, anh bầy hầy làm chi ?

Ba giận thì má dẫy na,
Miệng cười giả lả thôi mà mình ơi.

Ba năm giữ dạ sắt cầm,
Tiên sa xuống đất mấy mươi lần mược tiên.
* Mược: * Mược: Mặc kệ, không đếm xỉa tới

Ba năm nằm mả tư lư
Em mảng lo tuần tự, gia nghiệp hư đó chàng!Ba năm tang chế chịu chung,
Mũ rơm anh đội, áo mùng em mang.

Bài tứ sắc tím, đỏ, ngại vàng,
Cái khăn bố nhiễu bịt ngang trên đầu.

Bàn tay đỏ ửng như son
Không người danh tướng cũng con học hành

Bàn tay gà bới thì khó
Bàn tay chó bới thì giàu
* Tay gà bới: năm ngón xòe ra, bàn tay chó bới: năm ngón chụm lại

Bàn tay ngang lại lắm lông
Là người nhục dục ắt không phải vừaBánh bò trục lúc không tai
Bánh in rời rạc, dện hoài không in.
* Trục lúc = Tròn quay . Dện = Nện

Bao giờ em đặng lời nguyền,
Bỏ công em bổ thuốc mấy quan tiền thuở xưa.Bây giờ đặng chữ cầu hôn,
Ơn cha chưa trả sao anh nôn kết nguyền.

Bây giờ anh đặng vinh quy,
Anh ham nơi quờn quới, sá gì thân tôi.

Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh mê nhan sắc, anh đành phụ tôi.
* Hoặc: Anh mê nhan sắc anh đành bỏ em

Bây giờ hỏi thiệt anh đây,
Tại cha, tại mẹ hay rày tại anh?Cầm chài mà hihihi xuống sông,
Cái mũ thì mất, cái cong thì còn.

Cực chi da diết diết da
Áo em hai vạt trải ra anh nằm.

Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau

Cái trã trong bếp ném phăng
Cái chén trong sóng cũng văng ra ngoài

Biết làm sao biến đặng cây kim,
Ở trong bâu áo mà tìm lòng son?

Bong bóng bay như nhựa dầu lai,
Nói chơi đôi chuyện, nhà ai nấy dìa.

Bông tai xi bạc xi đồng
Mua đeo cho khéo cho chồng nó mê.

Buồn hư rồi lại buồn hao
Liều mình tự ải ra nhào biển Đông.

Buồn như chàng còn chốn giải khuây,
Buồn như em thắt thể xe dây buộc mình.

Buông câu thả nhợ cho dài,
Họa may con cá lạc loài cắn câu.

 

Lời Giới Thiệu – Ca Dao Trong Hát Ru ở Tây Hòa

 
Lời Giới Thiệu
 
Ở các vùng nông thôn Tuy Hoà – phú Yên, mỗi khi có dịp đi qua, ta chỉ để ý một chút, thế nào cũng lắng nghe được một vài giọng ru em văng. vẳng êm tai.
Lời ru với âm thể dịu dàng, giọng ru nghe như tất cả những gì thân quý nâng niu vỗ về, như dắt dẫn ta vào cuộc sống
Hát ru – một loại hình văn hoá văn nbơhệ phi vật thể, nó được truyền dạy một cách tự nhiên trong rộng rãi quần chúng qua từ thế hệ này đến thệ hệ khác. Nó không mất đi, nhưng qua theo dõi nó -còn phát triển
biến tấu ngữ âm, ngữ điệu từng địa phương. Vì sao ở Bắc Việt Nam thì “ầu ơ” , từ Quảng Nam trở ra thì “hà ơi rồi “ả ơi” ở Phú Yên trở vào phổ biến là “ơ… hời…”,
không còn ầu ơi, hà ơi hay à ơi. Hiểu theo truyền thuyết vùng đất phía Bắc “ầu ơi xuất phát nguồn gốc dân tộc
(1) Đông Hòa và Tây Hòa  sống từ nông nghiệp. Cha mẹ nhìn giàn bầu và dây bí-ra trái trên giàn nên ru:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
và ‘bầu ơi” lặp đi lặp lại.. 
Dần dần nhiều thế hệ sau người Việt bỏ chữ bầu ơi mà là “ầu ơi”. Rồi dần dần người Việt di cư vào phía Nam phải bám vào những dòng sông, con suối ở dọc theo triền sông mà phát triển sản xuất cho nên “hà ơi”
Nước ơi! Thơ Tố Hữu:
– “Hà ơi” tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường
Và biến thể dần còn à ơi:
“À ơi con ngủ đi con
Cha con trả nợ nước non chưa về”
 
Bởi là một văn hoá phi vật thể, làn điệu không ký âm và vật thể hoá được nên mỗi vùng hát ru có khác nhau. Song tiếng ru luôn vẫn có âm điệu nhẹ nhàng êm ái làm cho trẻ dễ ngủ ngon, và cho dù có biến tấu biến thể ngữ âm ngữ điệu thế nào đều dựa ngữ điệu êm ái cốt ru cho bé ngủ. .. 
Trẻ 9-10 tuổi ru em thì chúng ru theo kiểu của chúng, vừa đưa võng vừa hát, tiếng hát với tiết tấu nhanh hơn:
– “Ơi hời – hơi hời
Một mai hơ, con cá hớ, hoá rồng hờ
Đền ơn mà cha mẹ hờ là kẻo công, thành sanh thành, hời “ơ hời ” Người lớn thì hát ru với tiết tấu chậm hơn, ngữ điệu êm ái hơn, cũng:
– “Hời – ơ – hời
Một mai hơ, con cá hớ, hoá rồng hờ
Này đền ơn mà cha mẹ hờ là kẻo công, thành sanh thành hời – ơ – hời” Cũng câu hát đó nhưng ngữ điệu lại có chỗ luyến láy khác:
“Ơ hời, một mai “hơ hơ” con cá hoá rồng…
Đền ơn mà cha mẹ hờ 1à à à kẻo công ờ sanh thành”.
Có nhiều người đàn ông đưa con bằng cả điệu bả theo bài
“Hận vì bọn quân thù tàn bạo
Đại Cồ Việt Sơn hà đảo điên
Hận nghì thu chứa đầy tâm huyết
Ngó về Bắc nghiến răng chung thề
Đội trời chung chẳng dung quân giặc .
 
Theo điệu bá lịnh, bài hát này cứ hát đi hát lại cho đến khi trẻ ngủ, và cho đến nay tân nhạc phát triển khắp chốn thì một số cô khi hát đưa con cũng hát cả những bài hát tân nhạc, lựa nhừng bài có chất liệu dân ca. Thực ra trẻ em Việt Nam không phải chỉ được nuôi lớn bằng bầu sữa mẹ, mà trẻ con còn được nuôi lớn bằng những lời ru của mẹ, của bà, của anh, của chị.
Khoa học đã chứng minh rằng: “Trẻ em còn biết lắng nghe lời ru từ khi còn nằm trong bụng mẹ”. Và lời ru ấy vẫn luôn bay bổng theo suốt cuộc đời của con người, rằng:
– “Một mai con cá hoá rồng
Đền ơn cha mẹ kẻo công sinh thành 
Là lời mong mỏi của mẹ cha từ con cá sẽ thành rồng để báo hiếu công sanh thành dường dục. Hoặc:
– “Dù con đi hết cuộc đời
Vẫn chưa đi hết những lời mẹ ru … “
Từ thuở sơ sinh, em bé nghe lời ru dịu dàng cho dễ
ngủ, nhưng càng lớn lên, suy ngẫm lại những lời ru và âm điệu ru, ta mới thấy trong đó bao hàm nhiều ý nghĩa.
Ngô Sao Kim
 

Cái Áo Tàng Hình

Cái Áo Tàng Hình

Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia. Anh chồng vô cùng lười biếng, cả ngày chỉ quanh quẩn trong nhà ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại ăn. chẳng muốn làm lụng gì hết. Do vậy, hắn mập tròn ú ụ, cổ có ba ngấn, mặt có hai cằm, má sệ, bụng ỏng, ngón chân ngón tay như những quả chuối.

Một hôm, cố vợ bảo:

– Hôm nay hết củi đun rồi. Hãy đi lấy củi cho tôi đi?

Anh chồng chẳng nói chẳng rằng, ăn no rồi uể oải vác rìu đi. Người ta lấy củi trên núi trên rừng, còn anh ta lười biếng chỉ đi ba bước ra ngay đầu làng nhè cây duối cổ thụ mà chặt. Mới chặt được vài búa thì ông thần trên cây xuống hỏi:

– Đứa nào phá nhà tao đấy hở?

Anh ta đủng đỉnh đáp!

– Tôi hạ cây này về làm củi đấy? Ông có nhà trên đó thì phải dọn đi nơi khác mà ở.

Thần cây duối năn nỉ:

– Anh làm ơn đừng chặt, để yên cho tôi cư trú. Tôi sẽ cho anh cái áo tàng hình này?

Nói xong, ông cởi áo đưa cho anh. Anh ta được cái áo quá tốt, bèn hí hửng vác rìu về nhà, chẳng thiết đi lấy củi nữa.

Sáng hôm sau, nghe tin hàng xóm có đám giỗ, anh ta liền mặc thử áo tàng hình rồi lẻn đến đó xem sao. Quả nhiên, anh ta đi đứng sờ sờ mà không ai thấy được. Đợi cho gia chủ bày biện lên ghế thờ các thứ thịt thà xào nấu, thắp đèn nhang, khói hương nghi ngút, ông khách “không mời mà đến” bắt đầu ngốn ngấu no nê các món ăn nóng hổi ngon lành. Trong khi ấy, nhà chủ xì xụp vái lạy. Ngước lên bàn thờ thấy các món ăn trong bát đưa cứ vơi dần vơi dần đi ông ta cảm động vái rằng:

– Lạy ông bà linh thiêng ông bà thương yêu con cháu thật sự nên về hưởng hết hương hoa cúng lễ... “ăn quen bén mùi”. Thế là từ đó về sau hễ có đám cúng giỗ nào là hắn mặc áo đi “xực” mà không ai thấy được.

Thiên hạ đồn ầm lên rằng dạo này người chết linh thiêng đến nỗi hễ có giỗ quải là về hưởng hết mọi thức ăn cúng tế. Còn chị vợ anh ta thấy chồng mình từ ngày được cái áo cứ đi ăn uống bê tha, không chịu làm lụng nuôi con, nên đâm ra bực mình. Lừa dịp đức ông chồng nhậu nhẹt về cởi áo bỏ đấy đi chơi, chị ta châm lửa đốt ngay cái áo.

Sáng hôm sau, rong chơi trở về tìm không thấy áo, hỏi ra anh mới biết vợ đã đốt mất rồi. Anh tiếc ngẩn ngơ, chẳng biết làm cách nào, lại vác rìu ra đốn cây duối ấy. Nghe tiếng ríu bửa độp độp, ông thần trên cây lại xuống hỏi:

– Ta đã cho anh cái áo, tại sao còn tới phá nhà ta nữa!

– Khốn, nhưng vợ tui nó đốt mất rồi!

– Thế còn tro đấy không?

– Có lẽ còn!

– Anh về lấy tro áo nhào với nước cho nhuyễn rồi xoa vào kín khắp mình mẩy thì vẫn tàng hình được đấy!

Vừa nghe thế, anh ta mừng rỡ vội vác rìu chạy về,  không kịp cảm ơn ông thần nữa. Theo lời thần dặn, anh cởi hết quần áo, xoa tro khắp mình rồi lại đi ăn vụng đám giỗ như trước.

Lần này đến nơi, thấy gia chủ mời rất đông khách khứa đang ngồi uống nước, nói chuyện ở nhà ngoài, anh ta lẻn vào nhà trong. Mâm cỗ cúng, các thứ còn đang xào nấu dưới bếp, chưa bày lên bàn thờ, anh ta phải đứng núp vào xó tối chờ đợi. Chính lầm lẫn này đã làm cho anh thiệt hại quá nặng. ông chủ nhà tình cờ hắt chén nước trà cặn vào xó cửa, đúng ngay cái lưng anh ta, làm trôi mất một mảng da lớn, để lộ cái lưng và hai tảng mông núng nính những thịt là thịt.

Trong xó tối bỗng dưng hiện ra cái lưng và mông người, ông chủ nhà khiếp đảm, la hoảng lên:

– Ối! nhà có một ma quỷ hiện hình giữa ban ngày.

Mọi người nhốn nháo xô bàn ghế đứng dậy. Kẻ vác cây gậy to, người cầm cái roi mây, cứ nhè lưng và mông đít của anh ta mà nện túi bụi. Anh ta đau điếng, nhảy dựng lên, chạy lung tung, lại càng bị ăn đòn tới tấp. Mãi một hồi lâu mới tháo ra được đằng cổng, chạy thục mạng về nhà, anh ta nằm vật ra giương, máu me bê bết.

Sau trận đòn ấy, anh ta đau bệnh liệt giường, chết hụt. Từ đó về sau anh mới chịu làm lụng nuôi con, không  dám đi ăn bậy một mình nữa.

(Sưu tầm 1943, tại Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên, bà Huỳnh Thị Liễu kể)

Mả Cao Biền ở Phú Yên

Mả Cao Biền ở Phú Yên

Phú Yên có cậu ca dao:

Ngó ra ngoài mả Cao Biền , Thấy đôi chim nhạn đang chuyền cành mai…

Có lẽ nước ta nhiều nơi có mả Cao Biền, nhưng đặc biệt Phú Yên cũng có một cái mả Cao Biền trên đỉnh đồi ở thôn Năm (xã An Hải, huyện Tuy An). Mả này đứng nhìn ra phía đông là biển .Đông, phía tây là đầm Ô Loan. Chẳng biết từ đời nào, câu chuyện huyền thoại ~ về mả Cao Biền vẫn còn lưu truyền mãi trong dân chúng Phú Yên cho đến ngày nay.

Một chút lịch sử: Theo Đại Nam quốc sử diễn ca:

Tương truyền rằng khi dẹp yên quân Nam Chiếu, Biền về triều phục chỉ. Được vua Đường ban thưởng nhiều

vàng bạc châu báu, nhưng ông ‘ta không nhận. ông chỉ xin vua ban cho một số cây bút lông ở trong kho. Vì ông biết trong kho có một cây bút thần. Khi được phong làm Tiết độ sứ, ông đã bí mật đem cây bút ấy sang Nam Việt. Đồn rằng, ông ta hiểu rất sâu đạo Lão và là một nhà phong thủy có danh. Trên đường sang nước ta, Cao Biền đã thu nhận một đệ tử người Tàu. Đến Nam Việt, ông ta dùng bút thần vẽ ra con diều giấy và cưỡi diều ấy bay đi khảo sát khắp hang cùng ngõ hẻm. Đến một vùng nọ, ông ta nhìn xuống thấy mót con rồng đất khổng lồ bên bờ biển. Đó là một dãy núi chạy dài của dải Hoành Sơn; hình dạng núi uốn cong như

con rồng nằm mà chỉ có con mắt phong thủy của ông ta mới nhìn ra được. Ông ta mừng lắm, định bụng lợi dụng long mạch phát đế vương” này để mưu lợi cho mình. ông ta sai đệ tử về lại Trung Quốc đào lấy hài cốt cha đẻ ông ta đem sang cho ông. Nhưng tên đệ tứ “láu cá” này biết tỏng tim đến của sư phụ nên hắn lén đào luôn hài cốt cha mình gói ghém đem sang để tìm cơ hội đánh trao. . .

Khi Cao Biển sai đệ tử lặn xuống chỗ vực sâu bên bờ biển nhét gói hài cốt vào “hàm rồng”, đệ tử lại để ngay

gói hài cốt cha mình vào đấy và vút luôn xuống biển nắm xương cha Cao Biền. Cao Biền không hay biết gì cả, cứ hy vọng âm mưu của mình sẽ thành công. Ông ta dặn đệ tử cứ ở đấy mỗi ngày thắp cho ông một cây nhang. Biền giấu không cho ai biết việc thắp nhang để làm gì. ông tin rằng đệ tử trung thành của mình sẽ làm đúng như mình dặn thì, đủ ba tháng mười ngày quân lính từ dưới nước trồi lên. Ông sẽ điều khiển đội quân ấy dựng nên nghiệp đế cho ông ta hùng cứ phương Nam này.

Sau ba tháng thắp được chín mươi nén hương thì vợ tên đệ tử sinh đôi, đẻ ra hai đứa con giống hình quái thai. Đệ tử phát hoảng, tưởng thầy Cao Biền biết rõ mưu gian của mình nên ngầm hại mình. Anh ta liền giết chết hai đứa con quái thai. Rồi sẵn còn nhang, anh thắp luôn hết cả mười cây nhang đó.

Không ngờ đám quân bị “dậy non” không đủ tuổi, đồng loạt trồi lên, run lẩy bẩy rồi lăn ra chết yểu hết. Do việc đó dân ta có câu ví “lẩy bẩy như (quân) Cao Biền dậy non”.

Cao Biền thất vọng. Mưu lớn không thành, ông ta buồn cưỡi diều giấy đi vơ vẩn khắp nơi. Biết không còn hy vọng gì ở cái đất phương Nam xa xôi này, ông ta định trấn yếm phá bỏ hết các huyệt tốt.

Đến một vùng kia thấy có long mạch “đại kiết”, là cái giếng nọ là “con mắt rồng”, ông ta liền phóng cây bút

thần cắm phập xuống lòng giếng. Con rồng bị mù mắt đau đớn quẫy mạnh, làm cho cả làng đó cháy thiêu, dân chết khá nhiều. Nhân dân quanh vùng liền phẫn nộ, họ xúm nhau đón bắn rách con diều giấy, ném ông ta rớt bịch xuống đất.

Ông ta lội bộ về nước. Nhưng vì tuổi đã già, sức đã yếu ông ta không muốn về nữa, mà chỉ muốn chôn thân tại đất Việt Trên đường đi, ông gặp một “con rồng” ở một làng nhỏ.vùng duyên hải (thuộc tỉnh Phú Yên ngày nay). Ông quyết định ở đó luôn. ông ta cũng có ra tay giúp dân làng một vài vệc nhỏ như: xem đất cất nhà, nơi để mả…

Trước khi chết, ông dặn dân làng chôn cho ông ngay cái chỗ đất ông đánh dấu sẵn. Do đấy có mả Cao Biền tại thôn, Năm, xã An Hải ngày nay. Theo dân địa phương bàn tán là mả ông ta nằm trên “huyệt địa” ổn định, ít bị biến đổi theo thời gian. Có lẽ ông nghĩ: “Có nhiều huyệt tốt khác nhau; cái huyệt này tuy không phát vương phát tướng, ít ra cũng được yên thân nhiều đời, không bị ai bới móc”. Mả của ông không biết đã có từ bao giờ. Nó nằm trên đỉnh núi, đầu hướng về phía bắc, chân phía nam, đứng trên ấy nhìn xuống phía đông có biển cả. Phải chăng đó là thế “sơn thanh thủy tú? Ca dao Phú Yên:

Cao Biền chết tại đầm Môn

Trên sơn dưới thủy trời chôn Cao Biền!

Ngày nay, du khách đứng trên đèo Quán Cau nhìn về phía đông thấy bao quát toàn cảnh đầm Ô Loan (di tích cấp quốc gia của Phú Yên), ở đỉnh núi xa có mả Cao Biền. Ca dao:

Nhìn ra thấy mả Cao Biền

Nhìn vào thấp thoáng Ma liên Chóp Chài…

– Một chuyện có thật ở địa phương đây là: Năm 1961, trong thời kỳ dân ta sôi sục chống. Mỹ – Diệm, đường

sá đi lại khó khăn, thế mà có một đoàn xe ba chiếc từ xa kéo đến chở theo quan tài của ông Sung về xin chôn gần mả Cao Biền. Hỏi ra mới biết hồi sinh thời ông già Sung này rất ngưỡng mộ Cao Biền. Ông cho rằng hễ Cao Biền chọn nơi an táng cho mình chỗ nào, đương nhiên chỗ đó có long mạch tốt nhất. Vì vậy khi sắp chết, ông trăn trối dặn con cháu phải đem chôn cho ông gần mả Cao Biền ở Phú Yên.

Theo lời dặn của ông, con cháu chẳng quản đường sá xa xôi, đưa quan tài ông vượt hơn 150km quốc lộ I từ Cửa Bé – Bình Tân (Nha Trang – Khánh Hòa) ra đến mả Cao Biền (xã An Hải – Tuy An). Dân ở đây đến nay vẫn còn nhắc mãi chuyện đó).

(Theo lời kể của: Nguyễn Múi Quàng và Trần Thị Thu Thúy, xã An Hòa – huyện Tuy An, Phú Yên)

(l) Hiện nay mả Cao Biền ờ trên đinh núi. Còn ở dưới triền núi phía đông có mộ và bia ông Sung như sau: . .

Mộ phần  Ông Nguyễn Văn Sung . ‘

Sinh ngày 7 tháng 4 năm

Đinh Hợi – 1887 tại làng  Bình Tân, tinh Khánh Hòa.

Tạ Thế mùng 8 tháng 5/

năm Tân Sửu 1961 tại  Nha Trang.

Hưởng thọ  75 tuổi.

Nguyễn Tiên Tri Phụng lập

Ai Mua Cha Không?

Ai Mua Cha Không?

Buổi trưa hè oi bức, một tên nhà giàu đang ngồi trong nhà lớn phanh áo ngực để hai người đầy tớ ra sức quạt cho hắn. Bỗng hắn nghe ngoài đường có tiếng rao yếu ớt:

– Ai mua cha không?

Hắn lấy làm lạ, sai anh ở đợ:

– Mày chạy ra cổng coi thử ai rao bán cái gì vậy .

Anh trai cày chạy đi một lúc rồi vào thưa:

– Bẩm, cỏ ông già hom hem đang rao bán CHA ạ!

Nghe nói, hắn nghĩ: “Quái lạ, thuở đời nay người ta đi bán những thứ cần dùng, chứ ai điên khùng đem CHA đi bán bao giờ”. Hắn bảo đày tớ:

– Mày ra kêu lão già vào đây tao hỏi.

Độ một khắc, người ở dẫn vô ông cụ đầu tóc bạc phơ, lưng còng, mắt kém, tay chống cây gậy tre, dò đi từng bước

Hắn hỏi:

– Này lão kia! ông rao bán thứ chi đó?

Ông cụ phều phào:

– Bán CHA!

– Ủa, cha của ông hay là cha vợ?

– Tôi nay tám mươi tuổi, cha đẻ và cha vợ đã chết từ lâu. Tôi chỉ bán tôi thôi!

Tên nhà giàu bật cười lớn:

– Ha hả! Người ta mua ông về được cái tích sự gì? Ông có ra đồng cày bừa gặt hái được không?

– Không!

– Ông có lên rừng đốn cây phát rẫy trồng bắp được không?

– Không! Tôi ngần này tuổi, già cả ốm yếu, chỉ có ở nhà làm vài việc vặt thôi!

Tên nhà giàu phẩy tay.

– Thế thì ông đi mà bán cái thân già của ông! Có đứa nào khùng nó mới mua ông về để nuôi báo cô! Trên đời này người ta chịu mất tiền để mua cái gì dùng được, hoặc mua về để sinh lợi. Chứ như lão cha già của tôi trong nhà này cũng tám mươi tuổi rồi mà chưa chịu chết quách, còn sống vất vưởng báo hại con cháu phải hầu hạ cơm cháo thuốc thang. Chẳng mấy chốc mà nhà tôi sạt nghiệp!

Ông già nghe vậy lẳng lặng chống gậy quay ra… Ông còn tiếp tục đi rao bán cho đến chiều tối.  Khi đi ngang qua một túp lều tranh, cụ cũng rao như thường lệ. Trong nhà có đôi vợ chồng trẻ vừa mới đi làm về, vội mời cụ vào hỏi chuyện. Sau khi nghe cụ nói, vợ chồng liền hội ý nhau rồi cùng vui vẻ:

– Chẳng giấu gì cụ, vợ chồng chúng con đều mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chúng con làm ăn vất vả. Tuy nghèo nhưng vẫn đầm ấm. Chúng con chỉ ước ao có thêm tình thương yêu của cha mẹ. Mong có cha mẹ để chúng con phụng dưỡng. Cụ đã đến đây thì xin cụ ở lại với chúng con. Chúng con kính trọng cụ như cha già. Hăng ngày, từ sang đến chiều chúng con lên rừng hái củi đốt than, tối về đổi gạo nấu ăn. Chúng con hứa không để cho cha thiếu thốn thứ gì. Có cha thêm vui cửa vui nhà. Chúng con tuy nghèo tiền nghèo bạc, nhưng không chịu để nghèo hiếu đễ đâu cha ạ!

Thế là cụ ở lại với vợ chồng anh tiều phu nghèo khó. Hằng ngày cụ trông nom nhà cửa, quét dọn sạch sẽ, lại còn bảo hai con mua gà vịt về cho cụ chăn nuôi nữa.

Thấm thoát đã qua hai năm.

Một hôm, mới tảng sáng tinh mơ, cụ gọi hai người lại.

– Bữa nay các con đừng lên rừng nữa, mà hãy sửa soạn gói ghém các thứ đi theo cha.

Vốn là con chí hiếu hai vợ chồng rắm rắp làm theo lời cụ dạy. Ba người ra đi cho tới chiều tối tìm nơi quán xá  nghỉ trọ, rồi lại đi tiếp thêm vài ngày nữa mới tới một làng kia… ông già nói:

– Tới nơi rồi!

Cụ dẫn hai vợ chồng đứa con nuôi vào một ngôi nhà to lớn sang trọng. Cụ mở cửa cho hai người quét dọn bụi bặm, lau chùi bàn ghế, rồi tắm rửa thay quần áo mới…

Cơm nước xong xuôi, cụ thắp ngọn đèn sáng, rồi kêu hai vợ chồng lại:

– Đây là nhà cửa sản nghiệp của cha. Chắc các con muốn hỏi tại sao cha lại phải đi bán cha?

Hai vợ chồng cúi đầu. thưa:

– Dạ phải! ”

– Cha đi rao bán cha là thử lòng thiên hạ đấy! chẳng phải cha không có con, thiếu thốn tình cảm mà cha đi bán mình đâu! Trái lại, cha đã sinh ra một lũ con trai lẫn gái. Nhưng chúng nó quá hư đốn. Thấy cha mẹ có của, chúng chẳng chịu học hành làm lụng chi cả. Cứ tưởng sẵn của đó mà ăn xài phá phách. Sau này cha mẹ già sẽ để của ấy lại cho chúng nó chia nhau ăn chơi mãn đời, mãn kiếp. Đã lười biếng mà còn hỗn láo mất dạy nữa. Chúng nó ăn ở bất hiếu mà bà lão mẹ chúng buồn tức sinh bịnh mà chết. Hôm đưa đám mẹ chúng nó về, cha gọi chúng nó lại hỏi: .

– Mẹ các con buồn vì con hư mà qua đời. Vậy từ nay các con có chịu tu tỉnh học hành kiếm mỗi đứa một nghề làm ăn nuôi thân không?

– Nghe cha hỏi, chúng đều lắc đầu nhe răng ra cười.

Cha lại nói với chúng: :

– “Nhỏ cậy cha, già cậy con”. Hồi các con ra đời còn đỏ hỏn chưa làm được gì thì cha mẹ đã làm hết sức mình để nuôi các con, thuốc thang cho con khi con đau yếu. Nay các con lớn lên, đầy đủ sức vóc, thì sức khỏe cha đã tàn lụi dần như mặt trời mãn chiều xế bóng. Cha già bây giờ “lão lai tài tận” rồi! Người gíà đã cạn kiệt sức lực, đến lúc phải nghỉ ngơi nhờ các con làm nuôi cha trở lại. Đó mới là đạo hiếu ở đời.

Nghe cha nói vậy, chúng cười ré lên và bảo thẳng là chúng không hơi đâu làm việc để nuôi cha được. Cha bực mình nói với chúng:  Tiếc rằng các con có cha mà không biết quý trọng. Nếu vậy, để cha đi rao bán cha. Biết đâu trong thiên hạ sẽ có kẻ biết yêu mến người già mà mua cha về nuôi nấng phụng dưỡng?

Nghe đến đây, lũ con mất dạy lại càng cười hô hố:

– Đấy cha đi mà bán có đứa nào điên khùng mới rước cái lão già khòm về mà ra công hầu hạ cho mệt xác. Người ta ai cũng muốn mua cái sướng vào thân, ai đâu dại mà chịu mất tiền đi mua cái “ách giữa đàng đem quàng vào cổ bao giờ. Chúng con đánh cuộc với cha đấy? Trong đất nước này nếu có đứa nào khờ khạo loại đó thì cha cứ ở với nó cho nó nuôi. Chúng con không thèm nuôi!

Vì uất ức quá cha đã làm giấy chia của. Chúng nó mỗi đứa một phần rồi chúng nó muốn đi đâu tùy ý. Chúng không phải là con của cha.

Nói xong, ông cụ đưa cho vợ chồng anh nghèo một lọ vàng và nói tiếp:

– Còn phần của cải, nhà cửa đây là cha dành để dưỡng già. Đó là công lao khó nhọc cha mẹ làm ra. Hai vợ chồng con tuy chưa được cha nuôi dưỡng ngày nào, chưa được hưởng một chút ân huệ nào của cha, nhưng hai con đã ăn ở nhân hậu, kinh trọng cha còn hơn người cha ruột thịt. Có làm cha. mẹ mang nặng đẻ đau mới thấu hiểu tấm lòng con trẻ. Hại con đây mới thực là con của cha. Vậy kể từ nay cha cho hai con hết những gì cha có, để hai con làm vốn sinh nhai. Cha cũng ở với hai con cho đến ngày nhắm mắt.

Hai vợ chồng tử chối nhiều lẩn không dám nhận, nhưng cha nuôi cứ ép nài mãi, .đành phải chiều ý cha. Ông cụ đã đi “bán cha”, nhưng ông đã tìm được người con xứng đáng.

(Cụ Trần thị Uyển kể, sưu tầm 1940, tại Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên)

Chợ Ma Liên

Chợ Ma Liên

Phú yên có câu ca dao:”

Ma liên là Ma Liên tiên

Đi chợ mang tiền có kẻ theo bưng (tô nước)

Bán rồi thì phải xem chừng

Tiền nổi thì chớ, chỉ ưng tiền chìm. . .

Ngày xưa ở Phú Yên có cái chợ hơi khác thường, tên chợ  là Ma Liên (nay ..thuộc thôn Mỹ Quang, xã An Chấn, huyện Tuy An). Tôi thấy chuyện người và ma cùng đi chợ nhau ở đấy na ná câu chuyện Thủ Huồng và chợ Mạnh Ma ở Quảng Yên.:. Nhưng khác về chi tiết…

Ngày xưa, tại làng Ma Liên có tên lý trưởng tham lam vồ lối, vơ vét của dân về làm giàu cho mình. Một ngày nọ, vợ ông ta bệnh chết. Lúc còn sống, bà hay di chợ Ma Liên rồi ghé vào cái. quán gần đó để mua than.

Một bữa, ông lý trưởng đến quán này uống rượu.

Chú quán nói:

– Bà nhà ông lúc sống cũng như chết, ngày nào đi chợ bà cũng ghé vào quán tôi mua hàng’

Ông lý ngạc nhiên hỏi:

Có chuyện ấy thật sao?

 Ai nói xạo ông chi? Nếu không tin, trưa mai ông cứ tới đây sẽ gặp liền.

Nghe bà chủ quán nói, ông còn bán tin bán nghi.

Hôm sau ông tới sớm núp kín vào trong nhà bà quán. Đúng giờ, thấy bà vợ đi chợ, ghé vào mua hàng như

thường lệ, xong rồi đi ra ông lý chạy theo hỏi:  

– Bà đấy à? Sao bà không ghé về nhà thăm tôi?

Bà ta không nói không rằng, cứ lững thững đi thẳng.ông ta lẽo đẽo theo sau. Một hồi lâu thì tới đường rẽ xuống

âm phủ. Ở đó, ông ta thấy một cái cổng lớn có hai người lính canh gác. Bà vợ quay lại nói với chồng:

– Nếu ông muốn tôi về thì hãy đứng đợi ở đây. Tôi bưng đồ vô giao cho người ta cái đã, rồi sẽ ra…

Ông ta đứng ngoài cổng chờ rất lâu mà chưa thấy vợ đâu. Chợt nhìn thấy một đống to xích sắt có gai nhọn hoắt.

Ông ta hỏi lính gác:

– Các chú có biết đống xích sắt dễ sợ kia để làm gì vậy không?

– À, cái đó là để dành cho tên lý trưởng làng Ma Liên xuống đây, chúng tôi được lệnh Diêm Vương sẽ tròng

siết vào cổ và tay chân nó đấy!

– Thế ông ấy đã làm những việc gì mà bị tội khiếp vậy?

– Nhiều tội lắm, không thể kể hết được!

– Có cách làm cho òng hết tội không? . :

– Có chứ? Muốn nhẹ tội thì phải cúng cha y ba ngày ba đêm…

Nghe tới đây không kịp đợi vợ nữa, lý ta vội vàng trở. về nhà, lập tức kêu dân làng phải đem các đồ lễ vật tới nhà ông Nào là gạo, nếp, rau,. đậu, hoa quả, bánh trái... nào là bắt nông dân lên núi hái củi đem vềĐàn bà con gái phải tới phục dịch nấu nướng ông kêu thầy chùa tới cúng và tụng kinh đúng ba ngày ba đêm

Ông ta lấy lâm vừa ý tự mãn vì đã làm được việc cúng chay cho mình mà khỏi tốn đồng xu, cắc bạc nào!

Hôm sau nữa... Lý trưởng lại tới chợ chờ vợ và đi theo bà ta. Lần này vợ quay lại nói:

– Thôi ông về đi? Sau rồi ông cũng xuống đây như tôi mà!

Ông đáp:

– Không? Tôi đi lần này là có việc của tôi dưới đó.

Và thế là cũng tại chỗ cũ, bà vợ bước vào, ông đứng lại Khác với điều ông mong đợi, lần nảy ông ta thấy đống xiềng xích kia không những không mất đi mà còn tăng lên gấp bội…Ông ta hoảng kinh, vỗ vái chú lính và run run hỏi:

– Hai chú ơi?… Đống xiềng xích kia còn dành cho ai nữa mà chồng chất lên.nhiều quá vậy .

– Còn cho ai đâu? Cho ông xã Ma Liên cả đấy?

– Ủa, nghe nói ông đã cúng thay rồi mà?

– À, ông ấy có cúng, nhưng mà bóc lột sức dân để cúng. Tội ấy phải phạt gấp đôi lên chứ!

– Trời đất! Vậy thì ta phải làm sao bây giờ?

– Nếu muốn hết tội thì ông phải tự đem sức mình làm lấy, và bỏ hết của nhà ra để cúng, không được mảy may tơ hào của ai. Lần này ông phải thành tâm cúng chạy sám hối và vái lạy Phật Địa Tạng sáu ngày sáu đêm mới mong gỡ được?

Ông ta về ngay, vội vàng lấy tiền bạc trong nhà, tự mình đi mua sắm các thứ, nhờ bà con nấu nướng trả công hẳn hoi và mời Hòa Thường tới cúng đủ sáu ngày sáu đêm... Xong xuôi đâu đấy, ông lại theo vợ xuống âm ty.

Ông ta khe khẽ dòm vào và vô cùng sung sướng thấy đống xiềng xích kia đã biến mất?

(Nguyễn Thị Sang kể Xã An Phú, huyện Tuy An)

Cái Ấm Đất

Cái Ấm Đất

Xưa, có một ông lão tu nhân tích đức nhưng sớm góa vợ ở vậy nuôi ba đứa com trai khôn lớn. Ngày sắp lâm

chung, ông gọi các con lại, cầm tay chúng mà trăn trối rằng:

– Suốt đời cho làm lụng nuôi nấng mấy con ăn học thành người. Nay cha thấy rõ trong mình có nhiều biến đổi xấu, chắc có lẽ cha không còn sống được bao lâu nữa. Cha chỉ để lại cho các con chín sào vườn, một cái nhà và một cái ấm đất. Các con liệu chia cho nhau làm cái vốn ban đầu để ra sức gắng công gây dựng thêm lên, trước là ấm thân, vợ con được nhờ, sau nữa lả vinh hiển cho tổ phụ.

Nói xong, ông trút hơi thở. Ba anh em làm lễ mai táng cha chu đáo. Sau ngày mãn tang, ba anh em họp nhau lại chia gia sản. Anh Hai giành lấy phần cái nhà. Người anh Ba lấy cái vườn chín sào. Còn sót lại cho em út cái ấm đất.

Người em út vốn tính non dại và thiệt thà, được sao hay vậy, không biết so đo ganh tị.

Từ ngày được chia của, người anh Hai đem nhà cho thuê thuê lấy tiền hàng tháng để ăn Người anh Ba cũng cho mướn mảnh vườn thu huê lợi địa tô. Còn người em chỉ có cái ấm đất không biết lấy gì ăn, phải ở ~ lại ăn nhờ hai anh, lúc ăn ở nhà anh này, khi ăn ở nhà anh khác. Thấy em “ăn chực” của mình hoài, hai anh nói với út:

– Của cải cha để lại, chúng tao đã chia sòng phẳng cho mày. Hãy xách cái ấm đó đi mà kiếm ăn, hơi đâu chúng ta nuôi báo cô mày mãi?

Chàng út chẳng nói chẳng rằng, lặng lẽ đem cái ấm đất ra đi…

Đi miết một ngày ròng chân mỏi, mắt hoa, bụng đói. Đang lúng túng chưa biết tính sao, bỗng ngang qua nhà kia, út thấy thột người đàn bà: ôm bụng bò lăn ra vừa kêu “đau quát đau quá” vừa rên khát nước mà không thấy ai cho uống.

Tuy mình cũng đang mệt mỏi rã rời, nhưng út thấy bà kia còn đau khổ hơn mình anh không đành dạ. Sẵn có cái ấm trên tay, anh lần ra khe suối múc một ấm nước đem về cho bà ta uống.

Không ngờ, mới uống vô một miếng bà ta đã thấy hết đau. Uống thêm chín, mười hớp nữa bà ta hết khát và thấy trong người khỏe mạnh hẳn lên, hầu như không còn biết vừa rồi mình đã đau bụng ghê gớm như thế nào.

Anh út cũng không kém phần ngạc nhiên. Ai có ngờ đâu cái ấm đất cũ kỹ như-thế, chỉ đựng nước lạnh ở suối mà lại chữa được bệnh mau lé đến vậy. Đang đói khát mệt mỏi, anh cũng rót ra uống thử vài hớp và cũng kỳ lạ thay, bụng anh hết đói hết khát, còn thấy khỏe khoắn lên gấp bội, tựa hồ như uống liều thuốc tiên vậy. Anh ta phấn khởi vô cùng

và đến lúc này mới biết rõ cha đã để lại cho cái ấm quý.

Người đàn bà khỏi bệnh, xin hậu tạ anh nhiều thứ, nhưng anh không nhận. Liên tiếp mấy ngày sau anh vẫn đi. Qua làng mạc nào có người bệnh nặng anh đều đem ấm ra dùng. Anh hái lá cây (bất cứ lá gì miễn là không độc) bỏ vào ấm đun sôi rồi cho họ uống, tức thì mạnh ngay. Vì vậy làng trên xóm dưới nô nức kẻo nhau đến xin anh cho uống nước Anh vui vẻ cho uống. Hết ấm này anh nấu thêm ấm khác. Uống xong ai nấy đều tiêu tan bệnh tật, còn tăng thêm sức khỏe gấp bội. Có nhiều nhà giàu các nơi tìm tới tranh nhau hỏi mua cho bằng được cái ấm đất với giá hàng trăm, hàng ngàn nén vàng, nhưng anh không bán.

Thế là một đồn ra mười, mười đồn thành trăm… tin lạ bay đến tai vua.

Thuở ấy trong cung vua có nàng công chúa út bị chứng bệnh kỳ quái. Suốt mấy năm nay, bao nhiêu ngự y giỏi, bao nhiêu thang thuốc quý nhất trên đời cũng không chữa hết bệnh công chúa.

Vua đành phải cho truyền rao ai chữa được bệnh công chúa, vua sẽ gả cho, hoặc muốn thưởng bao nhiêu bạc vàng châu báu cũng cho hết, không tiếc. Nay nghe anh Út có cái ấm thuốc quý, chữa bách bệnh, vua triệu mời anh ta vô điện Thái Hòa.

Trước mặt vua và văn võ bá quan, anh ta có phần run. từ chối mấy lần không đứợc. Vua ép anh cứ mạnh dạn cho uống thử, may ra công chúa hết bệnh. Còn rủi không thuyên giảm thì thôi, vua hứa không bắt tội.

Anh phập phồng lo âu, đem ấm ra sắc nước lá cẩn thận cho công chúa uống. Thật may mắn cho anh: Công chúa uổng đến đâu liền hết bệnh ngay đến đó. Uống xong ấm nước lá, nàng trở nên khỏe khoắn lạ thường, da dẻ hồng hào sắc diện xinh đẹp hơn xưa gấp bội. Nhà vua vô cùng mừng rỡ. Giữ đúng lời hứa, vua gả công chưa cho anh. Từ đó anh Út trở thành phò mã.

Tuy giàu sang tột đỉnh, nhưng anh không bao giờ rời bỏ việc nấu nước lá chữa bệnh cho dân lành, bất kể sang hèn. Vì vậy vua còn ban thêm cho anh danh hiệu “thần thánh dược”

Nói về hai người anh của út đã quên mất lời dạy của cha, ỷ lại vào của cải sẵn có tha hồ ăn chơi phung phí, lạ lười biếng không chịu động tay làm ra của cải, mà còn “nhàn cư vi bất thiện” nẩy thói cờ bạc, trai gái, rượu chè hút xách.. Chẳng được mấy năm mà tiêu tan hết những thứ cha để lại. Anh lớn thì bán nhà, anh kế thì bán vườn nướng sạch vào sòng bạc, đâm ra trắng tay, phải đi lang thang tha phương cầu thực…

Vừa may, nghe tin em út mình làm nên sự nghiệp lớn hai anh bèn tìm đến. Khi gặp lại em Út, hai anh liền kể lể công ơn nào là xưa cho em tá túc nuôi cơm, nào là cho phần hậu hĩnh cho em (là cái ấm đất). Người em Út cũng cảm động, giúp đỡ hai anh chuộc lại thửa vườn và cái như xưa. Qua đó, Út xin nhắc cho hai anh hãy nhớ lời cha dặn lúc lâm chung rằng: người ngồi ăn núi lở… Dù cho tiền bạc của cải chất đống như núi mà chỉ ăn không chịu làm thì rồi núi cũng phải hết. Huống chi vừa ăn vừa xài phí thì càng mau hết hơn”.

Hai anh nghe vậy càng tỉnh ngộ. Từ đấy về sau họ quyết chí lo làm ăn, không ỷ lại vào ai nữa.

 (Sưu tầm, 1994, tại thị xã Tuy Hòa. ông Bảy Tính kể)

Thịt Le Le Ăn Ngứa

Thịt Le Le Ăn Ngứa

Có một anh chàng vô cùng lười biếng. Một hôm, anh ta về nhà vợ gặp ngày mưa dầm gió bấc. Bố vợ bàn với anh:

– Mấy bữa nay mưa to gió lớn, thời tiết lạnh lẽo; bầy le le (l) ở ngoài Bàu Lác (2) tìm chỗ núp kín. Đêm nay bố con ta chịu khó lội ra ngoài đó rình bắt về làm thịt ăn chơi:

Chàng rể này vốn dĩ ngại khó, muốn ăn mà không muốn làm. Nghe ông .nhạc rủ đi, hắn sợ phải lặn lội đêm hôm lạnh lẽo mệt người, bèn so vai rụt cổ, tìm cách từ chối khéo:

Thưa cha, thịt le le ăn ngứa lắm! Con có chứng bịnh hay ngứa, không ăn được thứ đó đâu!

Ông bố vợ tưởng thật, đành chép miệng thở dài:

– Ừ thôi! Để cha đi một mình vậy!

Quá canh hai, ông cụ xách về một xâu vịt trời mập ú, cả nhà mừng vui trở dậy vặt lông, làm thịt, quay, rán, xào, nấu bay mùi thơm ngát mũi. Anh chàng rể lười vẫn nằm im trên giường giả đò ngủ say.

Khi mâm bát dọn ra, người nhà mời anh dậy ăn cho vui. Nhưng anh vẫn một mực chối từ rằng:

– Thịt le le ăn ngứa, tôi phải kiêng chứ!

Nghe vậy, mọi người đành để anh ngủ tiếp và ngồi vào bàn. Ai nấy đều tấm tắc khen ngon khen ngọt. Anh ta nằm nhắm mắt mà nghe, nước miếng ứa ra đầy mồm. Ăn xong, mọi người dọn dẹp đi ngủ, nhưng anh ta vẫn thao thức hoài, không tài nào nhắm mắt nổi. Cuối cùng, chẳng chịu được, anh chàng rỉ tai vợ:

– Vậy chứ thịt le le ăn có còn không?

– Còn một nồi thịt kho treo ở giữa nhà đây?

– Tui… tui thèm quá !

– Để tôi dậy thắp đèn dọn ra chàng ăn nghen

– Ấy chớ! lẳng lặng để tui mò đi ăn thử một miếng thôi!

– Nhưng tối như bưng thế này...

– Không hề chi! Tui sẽ lấy sợi dây dài buộc vào chân giường mình. Một đầu dây buộc vào vạt áo tui. Khi ăn xong, tui sẽ lần theo dây ấy để về giường cho khỏi lạc…

Thế là anh ta yên chí bước đi. Chị vợ cũng chúa ghét cái thói lười chảy thây của chồng, bèn chủ tâm “tặng” cho anh ta một bài học.

Trong khi anh chàng đi ăn vụng, chị vợ lén mở đầu dây ở chân giường mình ra đem cuộc vào chân giương bố. Đằng kia, anh chàng sờ soạng vừa bốc vừa nhai nhồm nhoàm không kịp thở. Khi đã no tròn cái bụng, anh ta liếm sạch hai bàn tay tới ung dung men theo sợi dây lần bước về giường vơ. Đến nơi anh hớn hở lay vai ông nhạc khoe :

– Mình ơi mình ! Thịt le le ngon thật đấy ! Anh ních no một bụng đây nè.

Ông cụ vùng thức dật, quẹt diêm soi , bực mình gắt om sòm.

– Đúa nào lay vai tao? À…ra là anh! Anh nói ăn cái gì? Anh ăn vụng đấy hả? Sao anh bảo “thịt le le ăn ngứa” cơ mà?

Nghe bố vợ quát nạt, anh cah`ng điếng hồn, bỏ chạy thục mạng, giật gãy luôn cái chân giường. Anh càng chạy mau thì cái chân giường cũng chạy theo đặp kêu côm cốp vào hai chân. Hoảng quá, chàng rể lười la bài hãi !

– Lỡ ăn có mấy miếng mà chạy theo đánh hoài !

(Chị Bốn Tía, Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên kể 1944)

(1)    Le le= Con vịt trời

Bàu Lác vùng có nước cây cối mọc rậm

Ăn No Không Lo Việc Nước

Ăn No Không Lo Việc Nước

Ngày xưa, có một ông quan công minh chính trực. ông rất đau lòng trước cái nhục mất nước. Hằng ngày, ông vẫn thường phải chứng kiến đám quan lại đồng nghiệp với mình đã không thấy sự cam chịu làm trâu ngựa cho cường quyền mà còn phè phỡn với cơm thừa canh cặn của ngoại bang bố thí. Chúng lại còn rửng mỡ bày ra lắm thứ tiệc tùng, đình đám để có dịp đục nước béo cò, a dua vào nhậu nhẹt say sưa, ôm ấp hầu non, con hát… ông căm ghét từ lâu, muốn trị cho chúng một phen nhớ đời, nhưng chưa biết làm sao.

Một hôm, nhân dịp trong nhà có đám giỗ lớn. Ông cho làm những mâm cỗ cực kỳ thịnh soạn rồi mời đủ mặt quan, lớn quan bé trong triều và các “quan phụ mẫu đầu tỉnh về dự. Như đám ruồi nhặng hám ăn, từ Tể tướng, Thượng thư, các quan Tuần vũ, án sát, Tri phủ… cho tới Thông dịch viên . . . hăm hở kéo nhau đến ăn nhậu.

Gần trưa, mặt trời lên cao càng.như đổ lửa. Lúc này các quan mới dùng xong đại tiệc. Nhưng chủ nhà không cho uống nước. Các quan, ai nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Cái no nê càng làm tăng thêm cho cái khát. Khát nước cứ rủ nhau tới như cào xé cổ họng mọi người. Các quan lớn nhỏ đều nhấp nha nhấp nhổm lần lượt chuyền tay nhau cầm những cái bình trả rỗng lên dốc hết tận đáy, nhưng nó chẳng buồn rỉ ra giọt nước nào.

Ông quan thấy các quan đã trúng kế mình, bèn nhân dịp quát to xuống nhà bếp:

– Quân bay đâu?

Dưới nhà có tiếng dạ ran.

– Sao không đem nước lên cho các quan dùng?

– Bẩm chưa nấu! (đúng theo lời ông dặn phải thưa như vậy)

Ông quan nọ làm ra mặt giận dữ; mắng nhiếc:

– Chúng mày sao không lo việc nước non hả? Hóa ra chúng mày chỉ biết vục mặt xuống ăn nhậu thôi sao? Ra vậy, chúng mày làm cọn người chẳng hơn gì cái túi thịt nhồi cơm cá? Ăn rồi thì phải NGHĨ ĐẾN NƯỚC ĐẾN NON chứ! Hèn chi thiên hạ người ta nói bọn giá áo túi cơm. Thì ra lũ mày giống hệt những cái giá mắc áo đẹp, những cái túi đựng cơm ngon thôi. Đần độn, ngu muội như những cái đó, chúng mày chỉ biết cắm đầu gục mặt xuống ăn cho phì da mập thịt, còn Nước NON THÌ THÂY KỆ chẳng thấy ai lo cho cả…

Một vị quan to có ý động lòng chột dạ, đứng lên giải hòa:

– Thôi xin quan bác bớt giận, tha cho lũ nó lần nảy?

– Không đời nào, quan lớn ơi! Chúng nó bất trị lắm! quá quắt lắm! không mắng như vậy thì chúng nó chẳng bao giờ chịu sáng mắt ra đâu!

Quan chủ nhà còn tiếp tục mắng chửi nhiều nữa thì các quan khác càng sượng mặt, động lòng, xấu hổ. Ai cũng thấy rõ bản thân mình bị chạm nọc là ĂN NO KHÔNG LO VIỆC NƯỚC nên cứ len lét rút lui dần ra cửa sau lủi hết.

Lúc này, ông ta cùng bọn gia nhân trong nhà mới ôm bụng bò lăn ra cười ngất.

(Sưu tầm, 1945, ông Nguyễn Ất, Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên kế)

Bắt Sống Con Ma Gia

Bắt Sống Con Ma Gia

Thời xưa, khoảng trước năm 1945  ở các xã Hòa Mỹ, Hòa Đồng, Hòa Thịnh (theo địa danh ngày nay) thuộc huyện Tuy Hòa (Phú Yên) thường lưu truyền câu chuyện rằng:

Những khi trời chạng vạng tối, hoặc nửa đêm, nhất là mùa mưa dầm gió bấc, ở các bến sông hẻo lánh người ta thường nghe văng vẳng có tiếng than khóc tỉ tê của những con “ma

gia”. Chúng rên rỉ: “Lạnh quát Đói quá!”.

Người ta thường truyền tai nhau rằng: Hễ con nào mà dìm chết được một người dưới nước để thế mạng cho nó, nó mới được đi đầu thai kiếp khác… Nếu không thì nó phải ở đó chịu đói rét mãi.

Thế rồi một hôm ở làng kia có anh lực điền vì phải đi làm ăn xa nên tối mịt anh mới về tới bến để lội sang song về nhà. Khi đi ngang qua cây đa um tùm ở đầu bến, anh thấy một bóng đen ngồi ôm mặt khóc thút thít, trong khi bốn bề vắng vẻ im ắng lạ thường.

Anh dừng lại hỏi: :

– Ai làm gì mà giờ này còn ngồi đây khóc lóc thế?

Bóng đen mếu máo nói:

– Em đi lạc đường, không dám lội qua sông. Nhờ anh đưa giúp em qua sông với!

Anh lực điền đã từng nghe đồn bến này nhiều người chết trôi nên có nhiều ma gia lắm. Hôm nay anh còn bán tín bán nghi chưa biết hư thực ra sao. Vì từ tấm bé đến giờ anh

chưa lần nào gặp “ma” cả. Nghe hắn nói, anh cũng động lòng thương hại, bảo:

– Thế thì lại đây tôi cõng qua sông giùm!

Chưa dứt tiếng, nó đã nhảy phóc lên vai anh, ngồi vắt vẻo trên ấy. Anh ta lấy làm lạ vì thân hình nó tựa hồ đứa trẻ lên 9 hoặc 10 tuổi, nhưng sao nhẹ như bông. Anh nghĩ: “nó đích thị là con ma gia rồi”. Vì nghe người ta nói: “Con người có da, thịt xương cốt, có sức nặng. Còn ma chỉ là cái bóng nên tuy có hình mà không có nặng“. Biết vậy, nhưng anh vẫn tảng lờ, làm như không để ý. Anh bắt đầu lội xuống sông. Càng ra giữa sông nước càng sâu thì cái bóng ma càng đè nặng dần lên hai vai anh. Đến chỗ sâu nhất, anh thấy nặng khủng khiếp, cơ hồ hai chân anh cứ muốn khuỵu xuống, như muốn lún dưới đáy sông. Nhưng may thay ở bến lội ấy không có bùn, chỉ có cát và anh lực điền lại rất khỏe mạnh. Tuy cõng trên vai rất nặng, nhưng anh cố giạng chân bước tiếp. Còn con ma cố đè nặng hơn và cố dìm đầu anh xuống. Mưu đồ không làm được con ma càng tức tối lồng lộn, gào thét trên cổ anh. Nó đòi anh thả cho nó lội xuống sông. Anh nghĩ: “Nó muốn đè ta và đòi xuống ở đây để cố tìm cách dìm ta chết đuối thế mạng cho nó. Ta càng phải khóa chặt nó trên vai và cố gắng lội cho tới bờ bên kia. Hễ chân nó nhúng được xuống nước coi như nó thắng cuộc và nhận chìm mình ngay“. Nghĩ vậy, anh ta chẳng nói chẳng rằng, cứ lầm lầm lì lì nặng nề bước tới… Hai tay anh khóa chặt con ma trên cổ mặc cho nó la, nó khóc, nó gào thét, cắn và đấm vào đầu anh thùm thụp...

Qua khỏi sông, nó lại đòi xuống. Nhưng anh không. cho nó xuống nữa. Cứ thế, anh cõng nó đi luôn về nhà. Đến được nhà đã gần nửa đêm. Anh đặt nó xuống nền, liền lấy cái nơm úp lại, trên để một cục sắt nặng. Xong đâu đấy, anh vô nhà đốt đèn ra soi, thấy hiển hiện thành con ma chết trôi thân hình quái dị, cái mặt bủng nhợt nhạt, chân tay nhão nhoét, lạnh tanh… Anh để nó đấy, vào nhà ăn cơm và đi ngủ. Sáng dậy, anh đi làm sớm. Ở nhà, mặt trời mọc sáng rõ, lũ trẻ con hàng xóm ngốc nghếch thấy “con vật” gì là lạ bị nhốt trong nơm, chúng xúm đến xem. Con ma năn nỉ chúng nó lấy giùm cục sắt đi, mở nơm cho nó ra chơi với. Nhưng cục sắt quá nặng, lũ trẻ không bê nổi. Con ma giả đò khóc lóc kêu khát nước và xin nước uống. Lũ trẻ dại dột không biết gì, chúng múc gáo nước đem đổ vào nơm cho nó “uống”. Chúng có ngờ đâu, gặp được nước, con ma biến mất. Nó hóa ra con bọ nhỏ xíu lủi vô bãi nước chảy qua kẽ chân nơm ra ngoài rồi đi mất tiêu.

(Bà Hoàng Thị Liễu, Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên, kể năm 1944)